03 quy tắc tăng tính thuyết phục khách hàng trên Landing page

5/5 - (1 bình chọn)

Sự khan hiếm

Thông thường, mặt hàng nào nhanh hết thì khách hàng sẽ đổ xô vào mua. Đơn giản bởi vì họ sợ cảm giác bỏ lỡ thứ gì đó. Nó là tâm lý chung của con người.

Ứng dụng điều này vào landing page sẽ tăng tính thuyết phục đáng kể vì nó giúp tạo cảm giác khẩn cấp và gây áp lực về mặt thời gian cho khách hàng. Và kết quả là họ nghĩ nhanh hơn, quyết định nhanh hơn, giúp ta giảm rủi ro khi bị “cân đo đong đếm”.

Quy tắc khan hiếm dựa trên 2 nguyên lý cơ bản là hướng thời gian (countdown, sale dịp lễ, sale theo mùa, chính sách early bird, deadline seminar,…) và hướng số lượng (bản limited, phiên bản cá nhân, hiển thị số lượng khách hàng đã dùng sản phẩm,…).

Tùy vào từng ngành mà designer cần thiết kế và sử dụng các yếu tố trên phù hợp và tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng. Ví dụ như deadline thì phải rõ rệt và countdown thực.

Sự nhượng bộ

Trước tiên mình sẽ giải thích một chút về khái niệm decoy marketing. Hình thức marketing này lợi dụng một hiện tượng thần kinh của con người để giúp tăng doanh số bán hàng. Ví dụ một siêu thị cung cấp hai sản phẩm có sự phân cấp về mặt chất lượng nhưng lại đồng giá. Người mua ngay lập tức có phản xạ so sánh và sẽ chọn sản phẩm mà họ cho là có chất lượng tốt hơn. Trên thực tế người bán chỉ sử dụng sản phẩm kém hơn như một mồi nhử để đánh động tâm lý người mua. Họ chẳng lỗ gì.

VD: Nếu mình không nói thì chắc bạn không nghĩ 2 hình tròn xanh nước biển dưới đây là cùng kích cỡ. Bạn thấy đấy, con người luôn có tâm lý so sánh và từ so sánh đó để đưa ra đánh giá.

Trong thiết kế landing page cũng vậy, bạn có thể áp dụng quy tắc này để tối ưu hóa chuyển đổi. Bạn có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, khi họ không vừa lòng và từ chối sự lựa chọn thứ nhất họ sẽ cảm thấy một chút “nợ nần”. Và kết quả là họ có khả năng cao sẽ đồng ý với sự lựa chọn tiếp sau, đó mới là nơi bạn đặt hành động mong muốn. Tương tự khi bạn cung cấp các giá trị một cách miễn phí và không đòi hỏi gì, khách hàng sẽ có cảm giác “biết ơn” và chập nhận những đề nghị tiếp sau đó của bạn.

Thuyết xung đột nhận thức

Theo lý thuyết xung đột nhân thức, có một xu hướng cho các cá nhân để tìm kiếm sự thống nhất giữa các nhận thức của họ (tức là, niềm tin, ý kiến). Khi có sự không thống nhất giữa thái độ hoặc hành vi, một cái gì đó phải thay đổi để loại bỏ sự bất hòa. Đơn giản hơn, bạn thường lựa chọn lại những lựa chọn cũ mà bạn đã từng làm trước đây, và quá trình đó có xu hướng tiếp diễn trong tương lai. Hoặc trong cùng một thời điểm, bạn có hai luồng suy nghĩ trái chiều về một thứ, bạn sẽ cố gắng loại bỏ ý kiến không phù hợp với quá trình lựa chọn trong lịch sử của bạn.

Kết quả là chúng ta có xu hướng loại bỏ mối bất hòa và hướng về sự lựa chọn hòa hợp với những cái cũ. Designer có thể áp dụng quy tắc này bằng cách thiết kế sự lựa chọn bất hòa như một bàn đạp cho hành động chuyển đổi mà bạn mong muốn.

Trong ví dụ trên designer đã thiết kế ra một câu hỏi miêu tả không đúng sự thật về bạn. Khi nhận thức được điều ấy, bạn có xu hướng chấp nhận thử thách để chứng minh là nó sai và thế là bạn đã rơi vào chiếc phễu thần thoại…

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả comment